Làm Chủ Kỹ Năng Viết: Prewriting, Writing, và Feedback
Kỹ năng Viết có cần thiết không?
Kỹ năng Viết là một phần không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ học thuật đến công việc chuyên môn. Việc nắm vững các bước Prewriting, Writing, và Feedback sẽ giúp bạn tạo ra những bài viết chất lượng cao. Trong bài viết này, chúng mình muốn giới thiệu đến bạn đọc các bước trong quá trình viết và cách áp dụng chúng một cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng viết của bạn.
Prewriting: Chuẩn Bị Ý Tưởng
Prewriting là giai đoạn chuẩn bị ý tưởng cho bài viết. Đây là bước quan trọng để giúp bạn tổ chức và sắp xếp ý tưởng và xây dựng mục tiêu cho bài viết của mình.
Tại Sao Prewriting Lại Quan Trọng?
Đôi lúc bạn ngồi xuống để viết một cái gì đó, bạn có thể cảm thấy đầu óc trống rỗng hoặc không biết bắt đầu từ đâu đúng không? Tuy nhiên, Prewriting sẽ giúp bạn khắc phục điều này bằng cách:
- Xác định mục đích viết: Hãy tự hỏi tại sao bạn viết về chủ đề này và bạn muốn truyền tải gì đến người đọc.
- Xác định đối tượng đọc: Hiểu rõ người đọc của bạn để chọn phong cách và nội dung phù hợp.
Các Cách Prewriting Hiệu Quả
- Brainstorming: Ghi lại tất cả các ý tưởng mà bạn nghĩ ra, bao gồm cả các mặt tích cực và tiêu cực.
- Sơ đồ tư duy: Sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức các ý tưởng và phát triển chúng một cách logic.
- Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi về chủ đề của bạn và tìm cách trả lời chúng.
Writing: Tạo Ra Nội Dung Độc Đáo
Writing là giai đoạn bạn bắt đầu đặt bút viết lên ý tưởng bằng văn phong của bạn.
Làm Thế Nào Để Viết Hiệu Quả?
- Đặt tiêu đề hấp dẫn: Tiêu đề nên thu hút sự chú ý của người đọc và liên quan đến nội dung.
- Viết đoạn mở bài vừa đủ nhưng bắt mắt: Đoạn mở bài nên giới thiệu ngắn gọn về chủ đề và thể hiện rõ mục đích của bài viết.
- Sử dụng đoạn văn ngắn và rõ ràng: Để dễ đọc, hãy sử dụng các đoạn văn ngắn và rõ ràng.
- Chuyển câu mượt mà: Sử dụng các câu chuyển tiếp (on the other hands, nevertheless, last but not least…) để kết nối các ý tưởng và đoạn văn.
Tạo Sự Kết Nối Với Độc Giả
Viết không chỉ là việc truyền đạt thông tin mà còn tạo được kết nối với người đọc. Nên là bạn hãy thử tưởng tượng rằng mình đang nói chuyện trực tiếp với người đọc, giải đáp những thắc mắc và chia sẻ quan điểm của mình.
Feedback: Hoàn Thiện Bài Viết
Feedback là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình viết. Đây là lúc bạn xem xét lại bài viết của mình và nhận phản hồi từ người khác.
Tại Sao Feedback Quan Trọng?
Feedback sẽ giúp bạn
- Cải thiện chất lượng bài viết: Feedback giúp bạn phát hiện ra những lỗi mà bạn có thể đã bỏ qua.
- Tối ưu hóa nội dung: Dựa vào phản hồi, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa nội dung để phù hợp hơn với người đọc.
Các Cách Để Feedback Thật Sự Hiệu Quả
- Đọc lại bài viết: Đọc lại bài viết của bạn sau một thời gian để có cái nhìn mới mẻ.
- Nhờ người khác đọc và góp ý: Nhờ bạn bè, đồng nghiệp hoặc giáo viên đọc và đưa ra nhận xét cho bạn.
- Sử dụng công cụ chỉnh sửa: Sử dụng các công cụ chỉnh sửa và kiểm tra ngữ pháp để hoàn thiện bài viết.
Kết Luận
Việc làm chủ Kỹ năng Viết đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và thực hành viết liên tục. Bằng cách áp dụng các bước Prewriting, Writing, và Feedback, bạn sẽ dần dần nâng cao khả năng viết của mình và tạo ra những bài viết chất lượng. Vậy thì ngần ngại gì ma không bắt đầu từ hôm nay và cảm nhận sự thay đổi trong kỹ năng viết của bạn!
Về chúng mình
Hãy chia sẻ thắc mắc của bạn đến chuyên mục ‘Thầy cô hỏi, ETP TESOL trả lời’ để được nhận ngay sự giải đáp và hỗ trợ từ đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm của ETP TESOL. Gửi câu hỏi tại https://bit.ly/YOUask_ETPTESOLanswer và cùng nhau nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh của mình nhé!
Viện Đào Tạo và Phát Triển Năng Lực Giáo Viên Tiếng Anh
Address: 16D Nguyễn Văn Giai, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM
Phone: 0986.477.756
Email: office@etp-tesol.edu.vn
Hãy nhấn ‘Like’ fanpage: TESOL Việt – Con Đường Giảng Dạy Tiếng Anh Chuyên Nghiệp ngay để theo dõi những thông tin mới nhất và hữu ích về TESOL và các cơ hội việc làm hấp dẫn.