9 Bước Sử Dụng Concept Checking Questions (CCQs) Vào Giảng Dạy Tiếng Anh

Sử dụng Concept Checking Questions (CCQs)
Sử dụng Concept Checking Questions (CCQs)
Việc sử dụng Concept Checking Questions (CCQs) trong giảng dạy tiếng Anh là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng học viên hiểu đúng và đầy đủ về những gì được giảng dạy. Hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng CCQs để cải thiện hiệu quả giảng dạy.

Khái niệm về Concept Checking Questions (CCQs)

Concept Checking Questions (CCQs) là những câu hỏi ngắn và cụ thể được giáo viên sử dụng để kiểm tra xem học viên đã hiểu khái niệm hoặc nội dung vừa được giảng dạy hay chưa. Đây là một công cụ hữu ích giúp xác định mức độ hiểu biết của học viên và đảm bảo rằng họ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự nắm vững nội dung.
@etp.tesol

Cách sửa bài hiệu quả cho học viên trong giảng dạy tiếng Anh (phần 2) – Kiến Thức Giảng Dạy #tesol #hoctienganh #daytienganh #giaovientienganh #etptesol #giaovien #englishteacher #tesolgiaovientienganh #learnontiktok

♬ nhạc nền – ETP TESOL – Sen Vĩnh Cường MA TESOL

Ví dụ về cách sử dụng Concept Checking Questions (CCQs) trong giảng dạy:

Đoạn văn dưới đây là cách bạn A, học viên lớp TESOL120 của ETP TESOL, sử dụng trong buổi thực hành giảng dạy gần đây. Hãy cùng xem qua và tự trả lời câu hỏi: “Đây có phải là một hướng dẫn tốt không?”
“Hi, alright, everyone, please take a seat. Cuong, could you join us as well? Now, here’s what you all need to do is take a look at the sheet of paper I’m handing out to you right now and keep it confidential. You’ll see that some students are labelled as “A”, while others are marked as “B”. Understand so far? Make sure not to show your paper to anyone else. Then, you’ll describe its contents to your partner, sitting face to face. Can you rearrange your chairs if needed? Describe what’s on your paper so your partner can identify the differences. Alright? Does everyone understand?”
Đọc tới đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời của mình rồi. Theo tôi, câu trả lời là “KHÔNG”. Câu hỏi đặt ra là làm sao để cải thiện tình hình này mà không làm mất đi động lực của học viên.

5 Bước Để Đưa Ra Hướng Dẫn Rõ Ràng và Hiệu Quả

Scrivener (2011) đề xuất 5 bước để hướng dẫn được rõ ràng và hiệu quả hơn. Dưới đây là chi tiết từng bước:
  1. Tự theo dõi cách giảng dạy: Thu âm lại, tự nghe hoặc nhờ người có chuyên môn góp ý.
  2. Chuẩn bị trước những gì sẽ nói: Tập trung vào các thông tin chính, sử dụng ngôn ngữ đơn giản và sắp xếp hợp lý.
  3. Tách bạch khi đưa ra hướng dẫn: Tạo khoảng lặng trước khi bắt đầu, giao tiếp bằng mắt với nhiều học sinh nhất có thể, sử dụng tông giọng quyền lực/chuyên gia, đảm bảo học sinh đang lắng nghe. Kết hợp với cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ việc hiểu của học viên.
  4. Ưu tiên “Demonstration” hoặc “Modelling” hơn việc giải thích: Dùng mô phỏng hoặc trình diễn để học viên dễ hiểu hơn.
  5. Kiểm tra chắc chắn học sinh hiểu được sẽ phải làm gì (ICQs): Sử dụng các câu hỏi kiểm tra hướng dẫn để đảm bảo học viên hiểu đúng nhiệm vụ.

 

9 Bước Cải Tiến Concept Checking Questions (CCQs) trong lớp học

Dựa trên nền tảng 5 bước của Scrivener (2011) và kinh nghiệm cá nhân, tôi đã phát triển thành 9 bước chi tiết hơn:
  1. Thu hút sự tập trung của người học: Sử dụng cử chỉ hoặc âm thanh để thu hút sự chú ý. Ví dụ: “Ok everyone!”, “Are you done?”, “Is everybody ready?”
  2. Chuyển hướng sự tập trung về bài giảng: Sử dụng các câu nói dẫn dắt. Ví dụ: “Now we’re going to…”, “Let’s look at …”
  3. Xác định tài liệu: Điều hướng học viên về tài liệu sẽ triển khai. Ví dụ: “On this worksheet…”, “On the board…”, “I have some sentence strips…”
  4. Tổ chức lớp theo cá nhân, đôi hay nhóm: Hướng dẫn cách thức tổ chức. Ví dụ: “First do it by yourself.”, “With your partner”, “Make groups of three/four”
  5. Sử dụng kỹ thuật mô phỏng hoặc trình diễn: Minh họa rõ ràng. Ví dụ: “Can I have a volunteer to help me show you?”, “Let me show you with Cuong.”, “Watch us do this.”
  6. Giải thích hoạt động ngắn gọn: Dùng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng. Ví dụ: “Listen and put them in the right order.”, “I want you to match the pictures with the words.”
  7. Sử dụng ICQs: Kiểm tra hiểu biết của học viên về hướng dẫn. Ví dụ: “Let me check.”, “Where do you write?”, “Will you show your partner?”, “What do you match?”
  8. Đặt thời gian hợp lý: Cho học viên biết thời gian cho hoạt động. Ví dụ: “I’ll give you 1 minute.”, “You have 5 minutes so take your time.”
  9. Triển khai hoạt động: Bắt đầu hoạt động sau khi mọi thứ đã sẵn sàng. Ví dụ: “Are you ready?”, “Go!” / “Start!”
Sử dụng Concept Checking Questions (CCQs)
Sử dụng Concept Checking Questions (CCQs)
Sau khi áp dụng 9 bước Cải Tiến Concept Checking Questions (CCQs) trong lớp học trong giảng dạy tại các trung tâm tiếng Anh, nhiều giáo viên đã phản hồi tích cực và nhận thấy sự cải thiện rõ rệt trong việc truyền đạt hướng dẫn.

Kết luận

Việc sử dụng Concept Checking Questions (CCQs) trong giảng dạy không chỉ giúp kiểm tra hiểu biết của học viên mà còn cải thiện đáng kể hiệu quả giảng dạy. Bằng cách áp dụng 9 bước hướng dẫn rõ ràng và hiệu quả, giáo viên có thể tạo ra môi trường học tập tích cực và năng động hơn.

Hãy chia sẻ thắc mắc của bạn đến chuyên mục ‘Thầy cô hỏi, ETP TESOL trả lời’ để được nhận ngay sự giải đáp và hỗ trợ từ đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm của ETP TESOL. Gửi câu hỏi tại https://bit.ly/YOUask_ETPTESOLanswer và cùng nhau nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh của mình nhé!

basic

Viện Đào Tạo và Phát Triển Năng Lực Giáo Viên Tiếng Anh

Address: 16D Nguyễn Văn Giai, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

Phone: 0986.477.756

Email: office@etp-tesol.edu.vn

Hãy nhấn ‘Like’ fanpage: TESOL Việt – Con Đường Giảng Dạy Tiếng Anh Chuyên Nghiệp ngay để theo dõi những thông tin mới nhất và hữu ích về TESOL và các cơ hội việc làm hấp dẫn.

Messenger 0986.477.756 ETP TESOL Tư Vấn Miễn Phí

    Tư vấn ngay